English Bản tin RSS
Trang chủ  |   Liên hệ  |   Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Thông tin lãnh đạo
    • Thông tin giao dịch
    • Danh sách các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2021
  • Tin tức - sự kiện
    • Liên hiệp hội Bình Dương
    • Tin trong nước
    • Tin trong tỉnh
    • Liên hiệp hội Việt Nam
    • Tin thế giới
    • Bản tin Đất thủ
    • Tin Khoa học - Kỹ thuật
  • Khoa học & Công nghệ
    • Tin khoa học công nghệ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Công nghệ mới
    • Tấm gương KHCN
  • Tư vấn - Phản biện
    • Tin hoạt động
    • Kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Thư giản
  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Giải thưởng sáng tạo KHCN
    • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Các giải thưởng khác
    • Qũy hổ trợ
  • Cuộc thi sáng tạo
    • Hoạt động hợp tác quốc tế
    • Các dự án
    • Các giải thưởng
    • Quỹ hổ trợ
    • Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2018
  • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
    • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Bản tin đất thủ
    • Bản tin số 01 năm 2025
    • Bản tin số 02 năm 2025
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản liên hiệp hội
    • Văn bản Tỉnh Ủy Bình Dương
    • Văn bản UBND tỉnh Bình Dương
    • Văn bản khác
    • Nhiệm vụ NCKH-PTCN cấp cơ sở
  • Thành viên LHH
Tiếng nói của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương - Mái nhà chung của đội ngũ tri thức Bình Dương

Tin thế giới

Trung Quốc đang làm gì ở Trường Sa (11/09/2014)

 

123456-9419-1410341546.jpg

Hoạt động cải tạo đất phi pháp của Trung Quốc trên bãi Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa. Ảnh do quân đội Philippines chụp được mùa hè năm nay. Ảnh: Inquirer

Rupert Anthony Wingfield-Hayes là phóng viên kỳ cựu của BBC làm việc ở Tokyo. Anh vừa thực hiện chuyến đi trên tàu cá của ngư dân Philippines đến Trường Sa với mục tiêu xác minh cáo buộc gần đây của quốc tế cho rằng Trung Quốc đang đào đắp, cải tạo thực địa ở các bãi đá ngầm trên Biển Đông. 

Sau đây là một phần của đoạn băng ghi lại những điều anh thấy trong hành trình.

"Chân trời có thứ gì đó trông như là đất liền, theo lẽ thường thì đó không thể là một hòn đảo. 

"Thiết bị định vị toàn cầu cài đặt phần mềm mới nhất của tôi cho thấy phía trước kia chỉ là một bãi đá ngầm. Nhưng hãy nhìn xem, đó chắc chắn không thể là bãi đá ngầm được. Đó là một hòn đảo thật sự. Chỉ vài tháng trước thôi, hòn đảo đó không hề hiện diện ở đây.

"Khi thuyền tiến lên để tiếp cận gần hơn hòn đảo nhỏ thì thời tiết bắt đầu xấu đi. Mưa rơi nặng hạt, hòn đảo dần biến mất khỏi tầm mắt dưới làn mưa trắng xóa.

"Chiếc thuyền lại hướng về phía nam theo lộ trình ban đầu. Mưa đã ngừng hẳn. Sau khoảng 4 tiếng, chúng tôi gặp một thuyền cá của Việt Nam, đồng thời ngay trước mắt, một hòn đảo khác lại xuất hiện, nó còn to hơn cả cái tôi thấy lúc trước.

"Khu vực phía sau tôi được gọi là bãi Johnson South Reef", anh nói tiếp, dùng tên tiếng Anh cho bãi đá Gạc Ma thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm trái phép năm 1988.

Gac-Ma-3899-1410345074.jpg

Công trường xây dựng của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma. Ảnh: BBC

"Chỉ vài tháng trước nó là một bãi đá ngầm mà Trung Quốc tự tuyên bố nắm quyền kiểm soát. Hiện tại mọi người có thể thấy, nó đã biến đổi thành một công trường xây dựng khổng lồ. Và đây chính là thứ mà chính phủ Philippines nghĩ Trung Quốc đang tạo dựng: một đường băng trên Biển Đông", Hayes nói.

"Hàng triệu tấn đá và cát được nạo vét lên từ đáy biển rồi bơm vào khu vực đá ngầm này để tạo nên vùng đất mới.

"Thậm chí thuyền trưởng người Philippines cũng cảm thấy sốc với những gì được nhìn thấy. 'Trước kia, chúng tôi thường xuyên tới đây', thuyền trưởng nói. 'Vậy mà bây giờ nó lại đang được xây dựng, tôi nghĩ chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ không thể đặt chân đến nơi này'.

"Thuyền tới gần hơn, phía Trung Quốc lập tức bắn pháo sáng lên không trung, đưa ra lời cảnh báo "Hãy rời đi".

"Trung Quốc muốn biến vùng biển này thành cái ao của họ".

Video: Chuyến đi Trường Sa của phóng viên BBC

Những gì phóng viên Rupert Anthony Wingfield-Hayes đưa ra trong video là bằng chứng rõ ràng về điều mà thế giới nghi ngờ, sau khi Philippines công bố loạt ảnh hoạt động đào đắp và xây dựng các công trình trên 5 bãi đá ở quần đảo Trường Sa mùa hè năm nay. Đây là nơi đang tồn tại các tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa nhiều nước ASEAN với Trung Quốc.

Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký Tuyên bố chung về Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), trong đó quy định không bên nào được phép thay đổi hiện trạng, không làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định trong khu vực.

Được hỏi về phóng sự này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm qua ngang nhiên nói rằng các hoạt động của họ trên những đảo và bãi ngầm ở Trường Sa là "hợp pháp". Khi phóng viên hỏi dồn về mục tiêu của việc xây dựng các công trình, bà Hoa nói việc này để "cải thiện điều kiện sống của các cư dân trên đó", và  nhất quyết từ chối nói về mục đích thực sự của việc đào đắp đất và xây cất công trình.

"Xét từ câu trả lời của bà Hoa, liệu có phải Trung Quốc sẽ có người sống và làm việc trên các đảo đó", bình luận viên Shannon Tiezzi của tạp chí Diplomat đặt câu hỏi. "Những người sẽ đến sinh sống ở đó là thường dân hay quân sự, điều đó hiện nay chưa ai biết được".

Theo Vũ Hoàng



  Tin liên quan
  • Sản xuất pin nhiên liệu hydro ít độc hại từ lông gà (03/11/2023)
  • Chẩn đoán người mắc tiểu đường trong 10 giây nhờ giọng nói (09/10/2023)
  • Tăng thêm 30% độ bền cho bê tông từ bã cà phê (27/09/2023)
  • Công nghệ mới giúp thu giữ và tái chế CO2 từ khí thải công nghiệp (26/09/2023)
  • Biến rác thải nhựa thành xà phòng (25/09/2023)
Thông báo
Xem tất cả »

  • Hội nghị tập huấn pháp Luật trong lĩnh vực in năm 2024
  • Quyết định số 29/QĐ-BTCCT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024-2025
  • Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
  • Thông báo nhận xét duyệt hồ sơ đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2025
  • Quyết định về việc ban hành Thể lệ "Cuộc thi Robocon tỉnh Bình Dương năm 2024"

Liên kết hữu ích
 

Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 9845404
Đang online: 13
Các Hội thành viên
  • Hội Tin học tỉnh Bình Dương

  • Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương

  • Hội Kiến trúc sư tỉnh Bình Dương

  • Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương

  • Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh BD

  • Hiệp Hội Dệt may tỉnh Bình Dương

  • Hội Đông Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Chăn nuôi - Thú Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Y Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Dược Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Điều Dưỡng tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương

  • Hội In Bình Dương

  • Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hội Nạn nhân chất độc Da cam-Dioxin tỉnh Bình Dương

  • Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Du lịch Bình Dương

TRANG THÔNG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26 Đoàn Thị Liên, Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3840554 - Fax: 0274.3840554 - Website: lhhkhktbinhduong.vn

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI