English Bản tin RSS
Trang chủ  |   Liên hệ  |   Hỏi đáp
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Sơ đồ cơ cấu tổ chức
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Thông tin lãnh đạo
    • Thông tin giao dịch
    • Danh sách các Hội thành viên và các đơn vị trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Bình Dương năm 2021
  • Tin tức - sự kiện
    • Liên hiệp hội Bình Dương
    • Tin trong nước
    • Tin trong tỉnh
    • Liên hiệp hội Việt Nam
    • Tin thế giới
    • Bản tin Đất thủ
    • Tin Khoa học - Kỹ thuật
  • Khoa học & Công nghệ
    • Tin khoa học công nghệ
    • Kết quả nghiên cứu
    • Công nghệ mới
    • Tấm gương KHCN
  • Tư vấn - Phản biện
    • Tin hoạt động
    • Kết quả tư vấn, phản biện và giám định xã hội
  • Kinh tế - xã hội
    • Kinh tế
    • Xã hội
    • Thư giản
  • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Giải thưởng sáng tạo KHCN
    • Hội thi sáng tạo kỹ thuật
    • Các giải thưởng khác
    • Qũy hổ trợ
  • Cuộc thi sáng tạo
    • Hoạt động hợp tác quốc tế
    • Các dự án
    • Các giải thưởng
    • Quỹ hổ trợ
    • Giải thưởng Sáng tạo KH&CN Việt Nam 2018
  • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
    • Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng
  • Bản tin đất thủ
    • Bản tin số 01 năm 2025
    • Bản tin số 02 năm 2025
  • Văn bản
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản liên hiệp hội
    • Văn bản Tỉnh Ủy Bình Dương
    • Văn bản UBND tỉnh Bình Dương
    • Văn bản khác
    • Nhiệm vụ NCKH-PTCN cấp cơ sở
  • Thành viên LHH
Tiếng nói của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Dương - Mái nhà chung của đội ngũ tri thức Bình Dương

Tin thế giới

Trung Quốc có thể dùng Gạc Ma làm bàn đạp tấn công (22/09/2014)

 

g-8493-1411292608.jpg

Hình ảnh vệ tinh ngày 14/8 cho thấy Trung Quốc đang xây đảo mới ở Gạc Ma. Ảnh:IHS

Theo hai chuyên gia James Hardy và Sean O'Connor trên tạp chí IHS Jane’s, chuyên phân tích và tư vấn công nghiệp quốc phòng, các hình ảnh vệ tinh từ Tổ chức Quốc phòng và Không gian Airbus cho thấy tiến độ đáng kể trong việc xây dựng của Trung Quốc trên đá Gạc Ma ở Trường Sa.

Nếu như đầu năm nay, cơ sở duy nhất ở Gạc Ma mới chỉ là nền bê tông nhỏ, dành cho hạ tầng thông tin liên lạc, tòa đồn trú và bến tàu, thì hiện nay, cơ sở này đã được bao quanh bởi một hòn đảo có diện tích khoảng 100.000 m2.

Trung Quốc xây dựng một đập ngăn nước biển được gia cố bao quanh cả đảo, có hai bến tàu và một cầu tàu ở mạn tây bắc. Một tòa nhà lớn ở mạn tây nam và các thiết bị khác là máy bơm khử muối, máy trộn bê tông và một kho nhiên liệu.

Hai chuyên gia cũng dẫn các hình ảnh do truyền thông Trung Quốc công bố ngày 13/9 cho thấy, Bắc Kinh cũng đang xây dựng công trình tương tự tại đá Châu Viên, bao gồm công trình khử muối, cần trục, máy khoan, cùng với các đống nguyên liệu xây dựng.

Hồi tháng 6, hệ thống theo dõi tự động AISLive của IHS Jane's cũng ghi nhận tàu Ting Jing Hao, một tàu thực hiện nạo vét hầu hết công trình khai hoang của Trung Quốc ở Trường Sa, đến đá Châu Viên ba lần kể từ tháng 9 năm ngoái, lần gần nhất là ngày 10/4 và ngày 22/5 vừa qua. Ting Jing Hao cũng đến đá Ga Ven, ở trung tâm của Trường Sa và gần tới đảo Ba Bình. Các hình ảnh do Chính phủ Philippines công bố tháng trước cho thấy Trung Quốc xây dựng khá quy mô ở đá Ken Nan, nằm trong cụm Sinh Tồn.

Hai chuyên gia nhận định ở các đá nói trên, Trung Quốc đang xây dựng các đảo xung quanh nền bê tông được xây dựng từ thập niên 1980 và 1990. Chương trình mở rộng khai hoang ở Trường Sa của Bắc Kinh phớt lờ Tuyên bố DOC năm 2002 mà Trung Quốc ký với ASEAN, trong đó các nước có liên quan cam kết không làm phức tạp tình hình.

"Các hoạt động của Bắc Kinh ở Trường Sa trong 12 tháng qua là thách thức lớn với hiện trạng Biển Đông khi họ tạo nên các cơ sở có năng lực hỗ trợ binh lính đồn trú ở các khu vực rất gần với các điểm mà các nước khác chiếm giữ ở Trường Sa".

Các sự kiện trong lịch sử xung đột ở Biển Đông cho thấy những cơ sở như vậy có thể được dùng làm điểm xuất phát cho các cuộc tấn công vào các thực thể gần đó, mặc dù đến nay Trung Quốc vẫn nhấn mạnh đòi yêu sách bằng sử dụng tàu bán quân sự và biện pháp bao vây.

Theo Khánh Lynh - VN Express



  Tin liên quan
  • Sản xuất pin nhiên liệu hydro ít độc hại từ lông gà (03/11/2023)
  • Chẩn đoán người mắc tiểu đường trong 10 giây nhờ giọng nói (09/10/2023)
  • Tăng thêm 30% độ bền cho bê tông từ bã cà phê (27/09/2023)
  • Công nghệ mới giúp thu giữ và tái chế CO2 từ khí thải công nghiệp (26/09/2023)
  • Biến rác thải nhựa thành xà phòng (25/09/2023)
Thông báo
Xem tất cả »

  • Hội nghị tập huấn pháp Luật trong lĩnh vực in năm 2024
  • Quyết định số 29/QĐ-BTCCT về việc ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Dương lần thứ XXI, năm 2024-2025
  • Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
  • Thông báo nhận xét duyệt hồ sơ đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2025
  • Quyết định về việc ban hành Thể lệ "Cuộc thi Robocon tỉnh Bình Dương năm 2024"

Liên kết hữu ích
 

Thống kê truy cập
 
Lượt truy cập: 9845679
Đang online: 36
Các Hội thành viên
  • Hội Tin học tỉnh Bình Dương

  • Hội Laser Y học tỉnh Bình Dương

  • Hội Kiến trúc sư tỉnh Bình Dương

  • Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bình Dương

  • Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng tỉnh BD

  • Hiệp Hội Dệt may tỉnh Bình Dương

  • Hội Đông Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Chăn nuôi - Thú Y tỉnh Bình Dương

  • Hội Y Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Dược Học tỉnh Bình Dương

  • Hội Điều Dưỡng tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Sơn mài - Điêu khắc tỉnh Bình Dương

  • Hội In Bình Dương

  • Hội Cá cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hội Nạn nhân chất độc Da cam-Dioxin tỉnh Bình Dương

  • Hội Sinh Vật cảnh tỉnh Bình Dương

  • Hiệp Hội Du lịch Bình Dương

TRANG THÔNG TIN LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26 Đoàn Thị Liên, Phường Phú Lợi, TP.Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0274.3840554 - Fax: 0274.3840554 - Website: lhhkhktbinhduong.vn

Thiết kế bởi: BINHDUONG CISTI